305-A6, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
Monday - Friday 08:00-16:00
024.3766.8029

Đào tạo Thạc sĩ

    Đào tạo thạc sĩ:

    1. Thông tin chung

    1.1 Mục tiêu đào tạo

    Đào tạo Thạc sỹ có kiến thức nâng cao ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và chuyên sâu trong các lĩnh vực:

    Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và đường thành phố
    Kỹ thuật xây dựng cầu hầm
    Kỹ thuật xây dựng đường sắt
    Kỹ thuật xây dựng sân bay
    Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đô thị
    Kỹ thuật giao thông đường bộ
    Thủy lực thủy văn công trình
    Địa kỹ thuật công trình giao thông
    Địa tin học công trình
    Kỹ thuật xây dựng hầm và công trình ngầm giao thông
    Vật liệu xây dựng công trình giao thông
    Kỹ thuật kết cấu công trình

     

    Học viên tốt nghiệp khóa học nắm chắc các công nghệ mới, vật liệu mới các quy trình quy phạm tiên tiến và cập nhật, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện đại, thích ứng tốt trong môi trường làm việc của các tập đoàn xây dựng, các tổng công ty, các cơ quan, cũng như các công ty trong và ngoài nước.

    Bên cạnh đó được trang bị phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thực hành, sáng tạo và làm việc độc lập.

    1.2. Yêu cầu.

    Chương trình Thạc sỹ ứng dụng ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đào tạo học viên có các khả năng:

    Tiếp cận, giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật đặt ra trong thực tế một cách khoa học, logic và độc lập.
    Hiểu biết và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới.
    Tư vấn, thiết kế, quản lý, xây dựng và giám sát các công trình trong ngành giao thông vận tải.
    Làm việc – hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm.

     

    1.   Chương trình đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành Xây dựng Cầu Hầm

     

                           CHUYÊN SÂU: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CẦU HẦM 
    Kết cấu và Công nghệ hiện đại trong xây dựng cầu BTCT CAU452.02 2 15 30 60
    Kết cấu và Công nghệ hiện đại trong xây dựng cầu thép CAU453.02 2 15 30 60
    Chẩn đoán, đánh giá kết cấu công trình cầu, hầm CAU454.02 2 15 30 60
    Công nghệ tiên tiến sửa chữa và tăng cường cầu CAU455.02 2 15 30 60
    Phương pháp hiện đại phân tích kết cấu cầu CAU456.02 2 15 30 60
    Kết cấu cầu hệ dây và hệ liên hợp CAU457.02 2 15 30 60
    Nguyên lý thiết kế cầu chịu tải trọng gió và động đất CAU458.02 2 15 30 60
    Lý thuyết thiết kế và tính toán cầu hiện đại CAU459.02 2 15 30 60
    Phân tích động kết cấu cầu CAU460.02 2 15 30 60
    Công nghệ hiện đại xây dựng đường hầm và công trình ngầm CAU461.02 2 15 30 60
    Phân tích ứng xử và tác động tương hỗ giữa công trình hầm và môi trường xung quanh CAU462.02 2 15 30 60

     

    1. Các lĩnh vực, hướng đề tài nghiên cứu:

     

    LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, HƯỚNG ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG CHỌN
    I Lĩnh vực phân tích, tính toán thiết kế các kết cấu công trình cầu, hầm
    1.1 Ứng dụng, xây dựng các mô hình tính toán thiết kế kết cấu cầu, hầm chịu tác động của các dạng tải trọng tĩnh; hoạt tải tàu/xe, gió, động đất, dòng chảy và xói…
    1.2 Ứng dụng các (giải pháp) kết cấu mới, hiện đại trong xây dựng cầu, đường hầm và công trình ngầm (kết cấu nhịp, mố, trụ, nền móng, đường dẫn và tường chắn)
    1.3 Ứng dụng vật liệu – công nghệ vật liệu mới cho kết cấu cầu hầm: bêtông tính năng cao (HPC); thép chất lượng cao (HPS); bêtông Polyme.
    1.4 Các hệ thống kết cấu hỗn hợp: Giải pháp kết cấu, ứng xử tải trọng; phân tích thiết kế, công nghệ xây dựng.
    1.5 Phân tích tính toán (so sánh, bình luận) kết cấu cầu thép; cầu bêtông cốt thép và bêtông DƯL, kết cấu mố trụ; kết cấu nền móng và các kết cấu khác với tiêu chuẩn mới LRFD (22TCN272-05)
    1.6 Nghiên cứu phương pháp tính toán kết cấu cầu cong trong giai đoạn làm việc.
    1.7 Nghiên cứu xác nhận, định chuẩn các hệ số tải trọng, sức kháng trong điều kiện vận dụng ở Việt Nam.
    1.8 Các vấn đề quy hoạch, giải pháp kết cấu cho công trình ngầm, đường hầm, đô thị.
    1.9 Nghiên cứu phân tích ứng xử và tính toán thiết kế cầu chịu mỏi, chịu động đất, chịu lực va xô, chịu gió.
    1.10 Các ứng xử động học của kết cấu công trình cầu, các thiết bị giảm chấn.
    II Lĩnh vực công nghệ xây dựng – quản lý xây dựng công trình cầu hầm
    2.1 Xây dựng, đánh giá các công trình chuyên dụng trong xây dựng cầu: Chế tạo, lắp ráp, vận chuyển và lắp ghép/đặt, công nghệ đà giáo treo, đẩy, công nghệ hàn.
    2.2 Phân tích đánh giá sự cố công trình (chính, tạm, phụ nợ) trong quá trình xây dựng
    2.3 Quản lý rủi ro kỹ thuật trong xây dựng công trình cầu hầm
    3.4 Các vấn đề liên quan tới phân tích, so sánh và truyển chọn công nghệ xây dựng
    III. Lĩnh vực quản lý khai thác, theo dõi và kiểm tra đánh giá kết cấu công trình
    3.1 Phân tích các sự cố dịch chuyển, mất ổn định mố trụ cầu do các nguyên nhân khác nhau và các giải pháp khắc phục.
    3.2 Các phương pháp, kỹ thuật kiẻm tra trực tiếp, kiểm tra với thiết bị chuyên dùng phục vụ cho đánh giá công trình.
    3.3 Ứng dụng các thí nghiệm không phá huỷ với việc đánh giá công trình cầu hầm.
    3.4 Thử tải công trình (với tác động tĩnh; với hoạt tải thử nghiệm) và ứng dụng kiểm định đánh giá công trình.
    3.5 Nghiên cứu các thiết bị và phương pháp theo dõi (kiểm soát) sự làm việc của kết cấu công trình, phân tích và sử dụng các số liệu.
    3.6 Đánh giá kết cấu đang khai thác (nhịp, mố trụ, nền móng theo triết lý LRFD; LRFR).
    3.7 Phân tích, đánh giá và các giải pháp khắc phục các sự cố công trình hư hỏng… trong quá trình khai thác.
    3.8 Đánh giá tác động của ăn mòn gỉ… tới chất lượng, tuổi thọ, chi phí vòng đời của kết cấu công trình.
    3.9 Vấn đề kiểm soát, đánh giá và hạn chế tải trọng xe quá tải trên công trình.
    3.10 Vấn đề quản lý và thủ tục cấp phép lưu hành xe quá tải lưu thông trên cầu; trên đoạn tuyến
    3.11 Các kỹ thuật chẩn đoán kết cấu cầu và ứng dụng cho kết cấu công trình cụ thể
    3.12 Dự bảo tuổi thọ và năng lực chịu tải của kết cấu công trình.
    IV. Lĩnh vực sửa chữa, khôi phục và tăng cường kết cấu cầu, hầm
    4.1 Phân tích tình trạng, nguyên nhân hư hỏng của kết cấu công trình trong những điều kiện khai thác đặc trưng và các giải pháp, công nghệ sửa chữa, khắc phục.
    4.2 Ứng dụng vật liệu (vữa, bê tông) Polyme, tâm Polyme cốt sợi trong sửa chữa và tăng cường cầu bêtông cốt thép, bêtông DƯL, cầu thép.
    4.3 Công nghệ SƯL ngoài và ứng dụng trong sửa chữa, tăng cường
    4.4 Các giải pháp tăng cường nền móng công trình
    4.5 Các mô hình phân tích, tính toán kết cấu được tăng cường