Đào tạo Tiến sĩ
- Thông tin chung
1.1 Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức: Trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức chuyên ngành, từ đó nghiên cứu sinh có đủ năng lực giải quyết những vấn đề khoa học – công nghệ, các vấn đề kỹ thuật chuyên môn và có đủ bản lĩnh hướng dẫn hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực chuyên sâu thuộc chuyên ngành xây dựng Cầu Hầm.
Về năng lực: Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng Cầu Hầm là những chuyên gia có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập và nghiên cứu theo nhóm, chủ trì các dự án NCKH; bồi dưỡng năng lực sáng tạo, phát triển và đề xuất giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa về khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực nghiên cứu tính toán thiết kế, thi công xây dựng, quản lý và khai thác các công trình Cầu Hầm; có khả năng tổ chức và hướng dẫn nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng và giảng dạy đại học và sau đại học. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, các Tiến sỹ kỹ thuật chuyên ngành Xây dựng Cầu Hầm có thể công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường Đại học và các Viện, Cơ quan Nhà nước (các Bộ, các Sở GTVT, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp…); Các công ty tư vấn chuyên môn, các đơn vị xây lắp v.v…
1.2. Thời gian và hình thức đào tạo
– 3 năm tập trung liên tục đối với người có bằng Thạc sĩ.
– 4 năm tập trung liên tục đối với người có bằng kỹ sư.
- Chương trình đào tạo Tiến sỹ, chuyên ngành Xây dựng Cầu Hầm
Cấu trúc và khối lượng kiến trúc được xây dựng theo nguyên tắc liên thông các bậc đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo gồm 2 mục: Hợp phần A tương ứng với chương trình Thạc sĩ dành cho NCS là Kỹ sư đã hoàn thành thi tuyển, gồm có 44 tín chỉ trong bảng cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Cầu Hầm.
Hợp phần B tương ứng chương trình tiến sĩ, dành cho (1) NCS đã có bằng Thạc sĩ và (2) NCS là Kỹ sư đã hoàn thành hợp phần A. Hợp phần B gồm hai phần:
– Phần 1: Ba chuyên đề Tiến sĩ, từ 6-9 Tín chỉ.
– Phần 2: Luận án Tiến sĩ.
Cấu trúc và khối lượng kiến trúc được xây dựng như bảng 4.
Bảng 4. Cấu trúc chương trình đào tạo NCS
Phần kiến thức | Các môn | Khối lượng đề nghị | ||
Số tín chỉ | Số tiết 50’ | % | ||
Hợp phần A | Chương trình đào tạo Thạc sĩ | |||
Phần 1 | Các môn học chung: | 4 | 60 | 10 |
Triết học | 4 | |||
Anh văn | (mở) | |||
Phần 2 | Kiến thức cơ sở và chuyên ngành | 40 | 600 | 90 |
Kiến thức cơ sở và chuyên nghành | 16 | |||
Kiến thức chuyên ngành | 14 | |||
Luận văn tốt nghiệp | (10) | |||
Tổng công | 44 | 660 | ||
Hợp phần B | Chuyên đề Tiến sỹ và Luận án tốt nghiệp | |||
Phần 1 | Ba chuyên đề tiến sỹ | |||
Phần 2 | Luận án tiến sỹ |
Hợp phần A: Chương trình đào tạo Thạc sĩ (xem trong sổ tay đào tạo – Trường Đại học GTVT)
+ Phần 1: Các môn học thuộc kiến thức chung
Các môn học chung theo quy định của Bộ (triết học và ngoại ngữ), trong đó ngoại ngữ có thể chọn 1 trong 5 thứ tiếng sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung.
+ Phần 2: Các môn học thuộc kiến thức cơ sở và chuyên ngành
Các môn học cơ sở và chuyên ngành, kể cả luận văn Thạc sĩ chiếm 90% tổng số thời lượng chung. Học viên sẽ được trang bị các môn học cơ sở chuyên ngành XD cầu hầm ở trình độ nâng cao, các môn học cơ sở 16 tín chỉ, cũng như các môn cập nhật kiến thức chuyên ngành 14 tín chỉ.
Chương trình được xây dựng linh động nhằm tạo điều kiện cho học viên có thể chủ động lựa chọn môn học, ngành học phù hợp với chuyên môn của mình.
Hợp phần B: Các chuyên đề tiến sĩ và Luận án tiến sỹ.
Cấu trúc chương trình đào tạo hướng tới chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu của học viên; có yêu cầu cao hơn về tính khoa học đối với các chuyên đề tiến sĩ và két quả nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ.
Các định hướng đề tài luận án Tiến sĩ và các chuyên đề Tiến sĩ dựa trên cơ sở các hướng học thuật của Bộ môn và của đội ngũ giảng viên cơ hữu và không cơ hữu có thể tham gia hướng dẫn của bộ môn.
Các học viên NCS căn cứ vào việc đã chuẩn bị trước của bản thân, vào kinh nghiệm và điều kiện công tác cũng như mong muốn được đào tạo ở bậc tiến sĩ về một lĩnh vực nào thì có thể đề xuất với bộ môn và Hội đồng xét tuyển, Bộ môn và Hội đồng Khoa học chuyên ngành sẽ có trách nhiệm hướng dẫn NCS hoàn thiện đề cương nghiên cứu khi lựa chọn đề tài luận án cũng như các chuyên đề tiến sĩ trong Học phần B.
- Các lĩnh vực, hướng đề tài nghiên cứu
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, HƯỚNG ĐỀ TÀI | ĐỊNH HƯỚNG CHỌN | |
I | Lĩnh vực phân tích, tính toán thiết kế các kết cấu công trình cầu, hầm | |
1.1 | Ứng dụng, xây dựng các mô hình tính toán thiết kế kết cấu cầu, hầm chịu tác động của các dạng tải trọng tĩnh; hoạt tải tàu/xe, gió, động đất, dòng chảy và xói… | |
1.2 | Ứng dụng các (giải pháp) kết cấu mới, hiện đại trong xây dựng cầu, đường hầm và công trình ngầm (kết cấu nhịp, mố, trụ, nền móng, đường dẫn và tường chắn) | |
1.3 | Ứng dụng vật liệu – công nghệ vật liệu mới cho kết cấu cầu hầm: bêtông tính năng cao (HPC); thép chất lượng cao (HPS); bêtông Polyme. | |
1.4 | Các hệ thống kết cấu hỗn hợp: Giải pháp kết cấu, ứng xử tải trọng; phân tích thiết kế, công nghệ xây dựng. | |
1.5 | Phân tích tính toán (so sánh, bình luận) kết cấu cầu thép; cầu bêtông cốt thép và bêtông DƯL, kết cấu mố trụ; kết cấu nền móng và các kết cấu khác với tiêu chuẩn mới LRFD (22TCN272-05) | |
1.6 | Nghiên cứu phương pháp tính toán kết cấu cầu cong trong giai đoạn làm việc. | |
1.7 | Nghiên cứu xác nhận, định chuẩn các hệ số tải trọng, sức kháng trong điều kiện vận dụng ở Việt Nam. | |
1.8 | Các vấn đề quy hoạch, giải pháp kết cấu cho công trình ngầm, đường hầm, đô thị. | |
1.9 | Nghiên cứu phân tích ứng xử và tính toán thiết kế cầu chịu mỏi, chịu động đất, chịu lực va xô, chịu gió. | |
1.10 | Các ứng xử động học của kết cấu công trình cầu, các thiết bị giảm chấn. | |
II | Lĩnh vực công nghệ xây dựng – quản lý xây dựng công trình cầu hầm | |
2.1 | Xây dựng, đánh giá các công trình chuyên dụng trong xây dựng cầu: Chế tạo, lắp ráp, vận chuyển và lắp ghép/đặt, công nghệ đà giáo treo, đẩy, công nghệ hàn. | |
2.2 | Phân tích đánh giá sự cố công trình (chính, tạm, phụ nợ) trong quá trình xây dựng | |
2.3 | Quản lý rủi ro kỹ thuật trong xây dựng công trình cầu hầm | |
3.4 | Các vấn đề liên quan tới phân tích, so sánh và truyển chọn công nghệ xây dựng | |
III. | Lĩnh vực quản lý khai thác, theo dõi và kiểm tra đánh giá kết cấu công trình | |
3.1 | Phân tích các sự cố dịch chuyển, mất ổn định mố trụ cầu do các nguyên nhân khác nhau và các giải pháp khắc phục. | |
3.2 | Các phương pháp, kỹ thuật kiẻm tra trực tiếp, kiểm tra với thiết bị chuyên dùng phục vụ cho đánh giá công trình. | |
3.3 | Ứng dụng các thí nghiệm không phá huỷ với việc đánh giá công trình cầu hầm. | |
3.4 | Thử tải công trình (với tác động tĩnh; với hoạt tải thử nghiệm) và ứng dụng kiểm định đánh giá công trình. | |
3.5 | Nghiên cứu các thiết bị và phương pháp theo dõi (kiểm soát) sự làm việc của kết cấu công trình, phân tích và sử dụng các số liệu. | |
3.6 | Đánh giá kết cấu đang khai thác (nhịp, mố trụ, nền móng theo triết lý LRFD; LRFR). | |
3.7 | Phân tích, đánh giá và các giải pháp khắc phục các sự cố công trình hư hỏng… trong quá trình khai thác. | |
3.8 | Đánh giá tác động của ăn mòn gỉ… tới chất lượng, tuổi thọ, chi phí vòng đời của kết cấu công trình. | |
3.9 | Vấn đề kiểm soát, đánh giá và hạn chế tải trọng xe quá tải trên công trình. | |
3.10 | Vấn đề quản lý và thủ tục cấp phép lưu hành xe quá tải lưu thông trên cầu; trên đoạn tuyến | |
3.11 | Các kỹ thuật chẩn đoán kết cấu cầu và ứng dụng cho kết cấu công trình cụ thể | |
3.12 | Dự bảo tuổi thọ và năng lực chịu tải của kết cấu công trình. | |
IV. | Lĩnh vực sửa chữa, khôi phục và tăng cường kết cấu cầu, hầm | |
4.1 | Phân tích tình trạng, nguyên nhân hư hỏng của kết cấu công trình trong những điều kiện khai thác đặc trưng và các giải pháp, công nghệ sửa chữa, khắc phục. | |
4.2 | Ứng dụng vật liệu (vữa, bê tông) Polyme, tâm Polyme cốt sợi trong sửa chữa và tăng cường cầu bêtông cốt thép, bêtông DƯL, cầu thép. | |
4.3 | Công nghệ SƯL ngoài và ứng dụng trong sửa chữa, tăng cường | |
4.4 | Các giải pháp tăng cường nền móng công trình | |
4.5 | Các mô hình phân tích, tính toán kết cấu được tăng cường |